Logo
THPT NGUYỄN TRÃI

Đề thi vào lớp 10 môn Toán Đồng Nai năm 2021

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Đồng Nai năm 2021

Câu 1: (2 điểm)

1) Giải phương trinh x^{2}+3 x-10=0

Ta có: \Delta=3^{2}-4 \cdot(-10)=49>0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \left[\begin{array}{l}x_{1}=\frac{-3+\sqrt{49}}{2}=2 \\ x_{2}=\frac{-3-\sqrt{49}}{2}=-5\end{array}\right.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S=\{2 ;-5\}.

2) Giải phương trình 3 x^{4}+2 x^{2}-5=0

Đặt t=x^{2}(t \geq 0), phương trình đã cho trở thành 3 t^{2}+2 t-5=0.

Ta có a+b+c=2+3-5=0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \left[\begin{array}{l}t_{1}=1(\mathrm{tm}) \\ t_{2}=\frac{c}{a}=-\frac{5}{3}(\mathrm{ktm})\end{array}\right..

Với t=1 \Rightarrow x^{2}=1 \Leftrightarrow x=\pm 1.

Vậy tập nghiệm của phương trình .

3) Giải hệ phương trình \left\{\begin{array}{l}2 x-3 y=1 \\ x+2 y=4\end{array}\right.

Ta có: \left\{\begin{array}{l}2 x-3 y=1 \\ x+2 y=4\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}2 x-3 y=1 \\ 2 x+4 y=8\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}7 y=7 \\ x=4-2 y\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}y=1 \\ x=2\end{array}\right.\right.\right.\right.

Vậy hệ phương trình có nghiệm (x ; y)=(2 ; 1).

Câu 2: (2,25 điểm)

1. Vẽ đồ thị hàm số (P): y = x2

Parabol (P): y = x2 có bề lõm hướng lên và nhận Oy làm trục đối xứng

Ta có bảng giá trị sau:

x -2 -1 0 1 2
y = x2 4 1 0 1 4

⇒ Parabol (P): y = x2 đi qua các điểm (-2;4), (-1,1); (0;0), (1;1), (2,4)

Đồ thị Parabol (P): y = x2:

Đồ thị Parabol

2) Tìm giá trị của tham số thực m để Parabol (P): y = xvà đường thẳng (d): y=2 x-3 m có đúng một điểm chung.

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P), (d) ta được:

x^{2}=2 x-3 m \Leftrightarrow x^{2}-2 x+3 m=0 \text { (1) }

Để (P) cắt (d) có đúng một điểm chung khi và chi khi (1) có nghiệm kép

\Leftrightarrow \Delta^{\prime}=0 \Leftrightarrow 1-3 m=0 \Leftrightarrow m=\frac{1}{3}

Vậy m=\frac{1}{3} thỏa mãn yêu cầu bài toán.

3) Cho phương trình x^{2}+5 x-4. Gọi x_{1}, x_{2} là hai nghiệm phân biệt của phương trình, hãy tinh giả trị của biểu thức Q=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+6 x_{1} x_{2}

Vì x_{1}, x_{2} là hai nghiệm phân biệt của phương trình đã cho nên áp dụng hệ thức Vi-et với phương trình x^{2}+5 x-4=0 ta có: \left\{\begin{array}{l}x_{1}+x_{2}=-5 \\ x_{1} x_{2}=-4\end{array}\right..

Ta có: Q=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+6 x_{1} x_{2}=\left(x_{1}+x_{2}\right)^{2}-2 x_{1} x_{2}+6 x_{1} x_{2}=\left(x_{1}+x_{2}\right)^{2}+4 x_{1} x_{2}

\Rightarrow Q=(-5)^{2}+4(-4)=9

Vậy Q=9.

Câu 3: (1 điểm)

A=\left(\frac{x-4}{\sqrt{x}-2}+\frac{x-2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}}\right): \sqrt{x} với (\left.x>0, x \neq 4\right)

Với x>0, x \neq 4 ta có:

 

A=\left(\frac{x-4}{\sqrt{x}-2}+\frac{x-2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}}\right): \sqrt{x}

A=\left(\frac{(\sqrt{x}+2)(\sqrt{x}-2)}{\sqrt{x}-2}+\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x}-2)}{\sqrt{x}}\right): \sqrt{x}

A=(\sqrt{x}+2+\sqrt{x}-2) \cdot \frac{1}{\sqrt{x}}

A=2 \sqrt{x} \cdot \frac{1}{\sqrt{x}}=2

Vậy với x>0, x \neq 4 thì A=2.

Câu 4:

Câu 4

Bài 5

Bài 5


Share with friends